HANHSILK – HÀNH TRÌNH TÌM LẠI MỘT THỜI VANG BÓNG, HÌNH THÀNH CHUỖI CUNG ỨNG HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI

Mục lục bài viết

Một thời vàng son

       Từ hơn 400 năm trước làng Nam Cao (Kiến Xương – Thái Bình) đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề ươm tơ, dệt lụa. Chất đũi mềm mịn với đặc điểm dày dặn nhưng thông thoáng, đông ấm hè mát, lại bền bỉ dễ làm sạch nên được sử dụng chủ yếu cho vua chúa, quý tộc.

       Những năm 1995-2007 là thời kỳ đỉnh cao của làng khi 100% số hộ dân ở 10 thôn thuộc xã này đều làm nghề dệt đũi và khăn tơ tằm. Hơn 2.000 hộ gia đình với 5.000 chiếc máy dệt, vận hành hết công suất mà hàng sản xuất ra vẫn hết veo trong nháy mắt.

       Để sản xuất ra từng tấc lụa đũi phải trải qua nhiều công đoạn kỳ công vất vả. Riêng việc trồng dâu đã mất 20-25 ngày, tằm cũng là loài đỏng đảnh nên nhiệt độ và độ ẩm cũng phải kiểm soát nghiêm ngặt. Quá trình thành phẩm cũng rất kỳ công: se tơ, kéo sợi, đánh ống,.. gần cả chục bước, một nghệ nhân cần mẫn dệt từ sáng sớm tới đêm muộn mới ra được 5-7m lụa, 30 nghìn con tằm mới cho ra được 5kg tơ.

Nhưng thời thế thay đổi, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những chất liệu công nghiệp vì sản xuất với số lượng lớn, giá thành rẻ. Như bao làng nghề khác, đũi Nam Cao phải trải qua giai đoạn thoái trào, khó cạnh tranh trước những mốt thời trang mới, sự canh tranh gay gắt của máy móc hiện đại, tơ lụa truyền thống dần chìm vào quên lãng. Người nông dân phải từ bỏ công việc truyền thống suốt bao đời, gác lại khung tơ, sợi chỉ để tìm kiếm những công việc mưu sinh. Làng nghề vang son tưởng chừng như chỉ còn trong kí ức…..

Hành trình hồi sinh 

Thời điểm 2012, Lương Thanh Hạnh khi ấy đang là giám đốc của công ty Rèm Ánh Trăng đã nảy sinh niềm đam mê mãnh liệt với tơ lụa, nhận thấy tiềm năng từ lụa Việt. Chị đã gác lại công việc để chạy theo tiếng gọi con tim. Trong hành trình rong ruổi khắp từ Bắc tới Nam của mình chị đã tìm thấy làng nghề đũi Nam Cao, con đường phục hồi lụa Việt không đâu khác mà chính là nơi đây. Khắp làng đũi chỉ còn 3 hộ làm nghề, khung cửi bị vứt la liệt khắp nơi. Chẳng ai tin những dải lụa sẽ lại tung bay trên mảnh đất này một lần nào nữa. Vậy là chị quyết định thành lập Công ty cổ phần Hanhsilk, Hạnh quyết tâm khôi phục lại nghề cổ của cha ông, gọi mình là “Cô gái lụa”.

Chị đến từng hộ để thuyết phục những nghệ nhân trở lại với nghiệp ông cha. Hành trình của chị gặp phải không ít hoài nghi, người ta nói chị điên, dở hoi, mơ ước viển vông. Bởi thị trường không có, làm ra không biết bán đi đâu,…. Nhưng Hạnh vẫn kiên trì vận động bà con, tìm mua những khung cửi bị người ta bỏ đi, mời những nông dân lành nghề về se tơ, dệt vải. Chị thổi một làn gió mới vào làng nghề này, thay đổi tư duy của người dân, muốn thành công thì phải đầu tư công nghệ, có mẫu mã thiết kế riêng phù hợp với xu hướng nhưng vẫn trong mình những giá trị riêng biệt, mỗi sản phẩm đều như đang kể câu chuyện của riêng mình.

Chị nếm được những quả ngọt đầu tiên từ những du khách đến từ Pháp, họ đến tận vùng trồng dâu, chứng kiến quy trình sáng tạo ra từng sản phẩm và không hết lời khen ngợi sản phẩm tơ lụa Nam Cao. Có được đơn hàng lớn đầu tiên, Hanhsilk liên tục nhận được đơn đặt hàng từ Đức, Nga, Mỹ,…. Không dừng lại ở đó Hạnh thành lập Hợp tác xã Lụa đũi Nam Cao để quy tụ những người cùng chí hướng, mở rộng quy mô sản xuất tạo nên chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, tiêu thụ rồi xuất khẩu ra nước ngoài. Tới nay HTX đã có hơn 200 người lao động, có vùng trồng dâu nuôi tằm tại chỗ rộng 300ha, ngoài ra còn có vùng trồng dâu ở Vũ Thư với diện tích hơn 700ha. Với châm ngôn “Thật và Chất” giờ đây, sản phẩm Lụa đũi Nam Cao đã có mặt tại khắp 63 tỉnh thành Việt Nam, đi tới gần 30 quốc gia trên thế giới mang lại doanh thu 40 tỉ mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Hình thành chuỗi cung ứng – hướng tới tương lai

Ngay từ khi thành lập Hanhsilk đã xác định để phát triển bền vững thì cần tạo cho mình màu sắc riêng, hình thành chuỗi giá trị tuần hoàn từ sản xuất đến tiêu thụ rồi tái đầu tư theo bộ quy trình chặt chẽ: 

Trồng dâu nuôi tằm: Quá trình chọn và nhân giống được Hanhsilk thực hiện tại khu trồng dâu nuôi tằm Nam Cao. Sau đó nuôi và sản xuất kén tại đây với hình thức thâm canh. Đảm bảo sản lượng và chất lượng tốt nhất.
Kéo đũi: Kén mang phơi thật khô để đảm bảo độ bền, dai và không bị hóa bọ. Sau đó rửa, nấu vùi khoảng 4-6 giờ và kéo đũi. Các nghệ nhân lớn tuổi phải ngâm tay trong nước lạnh để kéo đũi bất kể là đông hay hè. Và mỗi ngày cũng chỉ cho ra 70-100 gam đũi.
Quay tơ: Sau khi sợi đũi được kéo ra và vắt kiệt nước, tiếp tục được đưa vào guồng quay tơ. Kết thúc quá trình, cả guồng sẽ được phơi khô dưới nắng.
Dệt vải: Sợi đũi, sợi tơ, sợi tơ sống được đánh ống trên khung cửi sau đó mới bước vào giai đoạn dệt thành từng tấm với các kích thước khác nhau.

Cuối cùng, những tấm vải được nhuộm màu thực vật để trở nên bóng, mịn, mượt mà.

Nhờ sự tỉ mỉ ấy mà Hanhsilk đã góp mặt trên nhiều sàn diễn nổi tiếng của nhiều nhà thiết kế: Minh Hạnh,… có mặt tại 3 kỳ Tuần lễ Hàng Việt Nam tại Bangkok. Vượt qua tiêu chuẩn 5A khắt khe để có mặt tại các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản,….

Đặc biệt, 100% sản phẩm của Hanhsilk đều là hàng thiết kế riêng, màu nhuộm trên vải đều từ màu thực vật, hoạ tiết trên vải đều được thêu, vẽ thủ công nên gần như mỗi mẫu đều là hàng độc bản. Sản phẩm lụa đũi cũng được sử dụng cho đa dạng thành phẩm khác nhau từ thời trang, nội thất cho đến hàng mỹ phẩm, sức khỏe như khẩu trang, khăn mặt,…. hướng tới những giá trị hoàn hảo nhất. 

Hanhsilk vẫn đang từng ngày khẳng định vị thế của mình, mang sứ mệnh đưa Lụa đũi Nam Cao nói riêng và Lụa tơ tằm Việt Nam nói chung tung bay trên khắp thế giới.
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đặt Lịch Hẹn

    Bạn và tôi có thể sẽ gặp nhau tại Showroom,một cuộc triển lãm, có khi là một buổi coffee. Đừng ngại đặt lịch hẹn với Hạnh Silk bạn nhé!
    @ 2023 Hanhsilk. All Rights Reserved.
    Privacy Policy | Terms & Conditions